Bí quyết giúp bất động sản Việt Nam hút vốn ngoại

Bất động sản đứng thứ hai trong tất cả các ngành về thu hút vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2024. Để vốn ngoại chảy mạnh hơn nữa, theo chuyên gia, Việt Nam cần có những giải pháp về thể chế, hạ tầng…

Vốn FDI chảy mạnh vào bất động sản
Vốn FDI chảy mạnh vào bất động sản

Gần 2 tỷ USD là số vốn FDI đưa vào lĩnh vực bất động sản trong nửa năm qua. Cùng với đó, nhiều đại bàng nước ngoài, tiếp tục săn đón bất động sản của Việt Nam, đặc biệt là loại hình khu công nghiệp.

VỐN NGOẠI LIÊN TỤC ĐỔ VÀO NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,99 tỷ USD, chiếm 14,8%, đứng thứ hai toàn ngành.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài liên tục rót tiền vào Việt Nam. Điển hình là dự án Lotte Mall West Lake Hanoi của Tập đoàn Lotte, với vốn đầu tư 643 triệu USD được khai trương vào cuối năm ngoái.

Đầu tháng 2/2024, ông trùm bất động sản bán lẻ Central Pattana, một thành viên của tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Group đã rục rịch thành lập pháp nhân tại Việt Nam nhằm gia nhập thị trường bán lẻ sôi động này.

Hay, THISO sau khi mở đại siêu thị Emart thứ ba tại TP.HCM đã cho thấy chiến lược mở rộng đại siêu thị thứ 4 tại phía Bắc với việc mua lại quỹ đất rộng 2,4ha tại khu đô thị Tây Hồ Tây.

Một doanh nghiệp đến từ Singapore là CapitaLand cũng đang lên kế hoạch đầu tư khoảng 110 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng hạ tầng bất động sản công nghiệp hoặc thâu tóm một số nhà máy công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu mở thêm địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc đang ngày một tăng cao.

Nhiều ông lớn nước ngoài rót tiền vào bất động sản
Nhiều ông lớn nước ngoài rót tiền vào bất động sản

Cụ thể, CapitaLand Investment dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng từ 100 - 150 triệu SGD (Đô la Singapore) tương đương khoảng 73 - 110 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 2 năm tới, theo số liệu từ bà Patricia Goh, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của CapitaLand Investment.

Mới đây, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Shin Dong Bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte. Lãnh đạo tập đoàn cho biết Daewoo E&C mong muốn tham gia đầu tư xây dựng các dự án trong các lĩnh vực năng lượng, nhà máy điện, khu công nghiệp và hạ tầng tại Việt Nam như nhiệt điện Ô Môn số 3 và số 4, khí LNG Hải Lăng, khí LNG Long An… ; ứng dụng và phát triển thành công mô hình thành phố thông minh tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake); phát triển dự án khu đô thị mới tại Thái Bình và các địa phương khác.

Một doanh nghiệp đến từ Singapore là CapitaLand cũng đang lên kế hoạch đầu tư khoảng 110 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng hạ tầng bất động sản công nghiệp hoặc thâu tóm một số nhà máy công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu mở thêm địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc đang ngày một tăng cao.

Cụ thể, CapitaLand Investment dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng từ 100 - 150 triệu SGD (Đô la Singapore) tương đương khoảng 73 - 110 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 2 năm tới, theo số liệu từ bà Patricia Goh, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của CapitaLand Investment.

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam động lực thúc đẩy khối ngoại đầu tư bất động sản tại Việt Nam nhờ lợi thế vào quốc gia có tăng trưởng GDP cao trong khu vực. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan và tin tưởng vào sự phát triển của thị trường bất động sản, tài chính và tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam duy trì ổn định chính trị lâu dài, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng kinh doanh dài hạn. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách và ưu đãi khác nhau để thu hút thành công đầu tư nước ngoài.

CẢI THIỆN 3 NỘI DUNG

Chia sẻ tại hội thảo “Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết, các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam do ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, an ninh, an toàn xã hội, thị trường mở rộng nhờ thu nhập của người dân tăng nhanh, khoảng 25 - 30 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của chuyển đổi sang tăng trưởng xanh, kinh tế số, trong khi tiền công chỉ bằng khoảng 1/2 một số nước ASEAN.

Cùng với đó, Nhà nước kiên định cải cách nền hành chính quốc gia, do đó nhiều doanh nghiệp FDI liên tục tăng vốn đầu tư, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Apple, Goertek, Foxconn, Luxshare đang có kế hoạch chuyển các hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, năng lượng mặt trời, điện gió, AI, Fintex.

Dù vậy, vị Giáo sư cho rằng, môi trường đầu tư và kinh doanh của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần được cải thiện nhanh hơn và đồng bộ hơn. Đặc biệt, đối với ba nội dung là thể chế, pháp luật; hiện đại hóa hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông.

Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế, luật pháp. Năm 2023, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Tín dụng, Nghị quyết về thực thi quy định Thuế tối thiểu toàn cầu, Chính phủ đã ban hành một số chính sách mới và chuẩn bị mọi điều kiện để thu hút FDI thế hệ mới.

Để luật sớm đi vào cuộc sống, cần nhanh chóng ban hành các nghị định và thông tư. Tuy nhiên, khi soạn thảo, cần lưu ý một số nội dung của nghị định và thông tư không phù hợp, thậm chí trái với luật; nhiều nghị định quá dài do lặp lại một số nội dung đã được luật quy định khá rõ ràng. Nhìn chung các bộ, ngành quá chậm trễ khi soạn thảo nghị định và thông tư, nên một số luật đã đến thời hiệu thi hành vẫn chưa có giá trị pháp lý.

Cụ thể, CapitaLand Investment dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng từ 100 - 150 triệu SGD (Đô la Singapore) tương đương khoảng 73 - 110 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 2 năm tới, theo số liệu từ bà Patricia Goh, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của CapitaLand Investment.

Mới đây, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Shin Dong Bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte. Lãnh đạo tập đoàn cho biết Daewoo E&C mong muốn tham gia đầu tư xây dựng các dự án trong các lĩnh vực năng lượng, nhà máy điện, khu công nghiệp và hạ tầng tại Việt Nam như nhiệt điện Ô Môn số 3 và số 4, khí LNG Hải Lăng, khí LNG Long An… ; ứng dụng và phát triển thành công mô hình thành phố thông minh tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake); phát triển dự án khu đô thị mới tại Thái Bình và các địa phương khác.

Một doanh nghiệp đến từ Singapore là CapitaLand cũng đang lên kế hoạch đầu tư khoảng 110 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng hạ tầng bất động sản công nghiệp hoặc thâu tóm một số nhà máy công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu mở thêm địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc đang ngày một tăng cao.

Cụ thể, CapitaLand Investment dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng từ 100 - 150 triệu SGD (Đô la Singapore) tương đương khoảng 73 - 110 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 2 năm tới, theo số liệu từ bà Patricia Goh, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của CapitaLand Investment.

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam động lực thúc đẩy khối ngoại đầu tư bất động sản tại Việt Nam nhờ lợi thế vào quốc gia có tăng trưởng GDP cao trong khu vực. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan và tin tưởng vào sự phát triển của thị trường bất động sản, tài chính và tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam duy trì ổn định chính trị lâu dài, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng kinh doanh dài hạn. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách và ưu đãi khác nhau để thu hút thành công đầu tư nước ngoài.

CẢI THIỆN 3 NỘI DUNG

Chia sẻ tại hội thảo “Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết, các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam do ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, an ninh, an toàn xã hội, thị trường mở rộng nhờ thu nhập của người dân tăng nhanh, khoảng 25 - 30 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của chuyển đổi sang tăng trưởng xanh, kinh tế số, trong khi tiền công chỉ bằng khoảng 1/2 một số nước ASEAN.

Cùng với đó, Nhà nước kiên định cải cách nền hành chính quốc gia, do đó nhiều doanh nghiệp FDI liên tục tăng vốn đầu tư, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Apple, Goertek, Foxconn, Luxshare đang có kế hoạch chuyển các hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, năng lượng mặt trời, điện gió, AI, Fintex.

Dù vậy, vị Giáo sư cho rằng, môi trường đầu tư và kinh doanh của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần được cải thiện nhanh hơn và đồng bộ hơn. Đặc biệt, đối với ba nội dung là thể chế, pháp luật; hiện đại hóa hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông.

Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế, luật pháp. Năm 2023, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Tín dụng, Nghị quyết về thực thi quy định Thuế tối thiểu toàn cầu, Chính phủ đã ban hành một số chính sách mới và chuẩn bị mọi điều kiện để thu hút FDI thế hệ mới.

Để luật sớm đi vào cuộc sống, cần nhanh chóng ban hành các nghị định và thông tư. Tuy nhiên, khi soạn thảo, cần lưu ý một số nội dung của nghị định và thông tư không phù hợp, thậm chí trái với luật; nhiều nghị định quá dài do lặp lại một số nội dung đã được luật quy định khá rõ ràng. Nhìn chung các bộ, ngành quá chậm trễ khi soạn thảo nghị định và thông tư, nên một số luật đã đến thời hiệu thi hành vẫn chưa có giá trị pháp lý.

Ngọc Duy

 

Nguồn: thuonggiaonline.vn