Nếu áp dụng theo bảng giá đất điều chỉnh với mức giá đất tăng khá cao, tiền sử dụng đất cũng sẽ tăng, vượt quá khả năng tài chính của nhiều hộ gia đình. Bài viết ghi nhận ý kiến của giới chuyên môn về tác động của bảng giá đất này đối với người dân và doanh nghiệp ở TP.H
Lo ngại giá nhà đất sẽ tăng cao
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), người đã ký văn bản khẩn đề nghị không vội ban hành bảng giá đất mới cho rằng các mức giá của "Dự thảo Bảng giá đất" phổ biến tăng từ 10 - 20 lần so với bảng giá đất hiện hành theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn giá thị trường.
Ví dụ, giá đất của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) là 810 triệu đồng/m2 . Nhưng khu vực này hầu như không có giao dịch mua bán chuyển nhượng, mà bất động sản tại đây thuộc loại "tích sản" chủ yếu dùng để cho thuê và cất giữ tài sản nên khoảng 15 năm trước đây chỉ có 1 giao dịch mua bán 1 căn nhà phố với giá rất cao, vào khoảng trên dưới 2 tỷ đồng/m2.
Đánh giá về dự thảo bảng giá đất mới, ông Lê Hoàng Châu cho rằng: "Sẽ có tác động rất lớn đến rất nhiều cá nhân, hộ gia đình khi đề xuất cấp "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất" do phải nộp tiền sử dụng đất theo giá cao hơn trước đây. Mặc dù khoản 3 Điều 135 Luật Đất đai 2024 có quy định trường hợp người sử dụng đất "được ghi nợ nghĩa vụ tài chính", nhưng trong thời gian còn "nợ tiền sử dụng đất" thì người sử dụng đất bị hạn chế nhiều "quyền" như không được thế chấp, không được mua bán chuyển nhượng cho đến khi trả xong khoản "nợ tiền sử dụng đất".
Nguồn: Danviet.vn