Quy hoạch hạ tầng giao thông tại Bình Phước liệu có là tiềm năng hay chỉ là dự đoán?

Bình Phước là tỉnh ở miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 240 km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia, là cửa ngõ và là cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia. 

Bình Phước trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp Bình Dương, Đồng Nai - các tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh, là cửa ngõ của vùng Tây nguyên trong kết nối với TP. Hồ Chí Minh, kết nối với nước bạn Campuchia qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Với vị trí như vậy, Bình Phước có được ảnh hưởng tích cực bởi làn sóng đầu tư của các tỉnh lân cận. 

Trải qua 25 năm xây dựng, phát triển và hội nhập và khát vọng vươn lên, tỉnh Bình Phước đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (theo tinhuybinhphuoc.com) Về dự án quy hoạch hạ tầng giao thông, liệu có hoàn thành sớm như mong đợi ? 

+ Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành chậm nhịp triển khai Do Bình Dương chưa có ý kiến trả lời nên báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành không kịp trình Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 2. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành khi xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. 

Lý do là dự án có chiều dài 68,7km thì có 60km đi qua Bình Dương nên giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thuận lợi trong quá trình triển khai dự án. Nếu được cấp thẩm quyền thông qua, dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025 (theo tuoitre.vn). 

+ Cao tốc Bình Dương - Đồng Phú: Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành trong năm 2022 Ngày 12/3, tại hội nghị sơ kết về hợp tác phát triển giữa Bình Dương và Bình Phước, lãnh đạo hai tỉnh thống nhất phối hợp đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện tuyến đường cao tốc Bình Dương - Đồng Phú. Cao tốc Bình Dương - Đồng Phú đi qua 06 xã thuộc hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước gồm: Đồng Tâm, Tân phước, Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hòa, Tân Lập. Điểm đầu của cao tốc xuất phát từ nút giao với Quốc lộ 14 tại xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước và điểm cuối đặt tại điểm nối với đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 

Về đòn bẩy cho thị trường bất động sản tại Đồng Phú, Cao tốc Bình Dương - Đồng Phú giống như biểu tượng giữa hai tỉnh anh em tách ra từ tỉnh Sông Bé. Dự án tạo nền móng cho việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao vào địa phương. Đây không chỉ là “trục xương sống” của Đồng Phú mà còn là tuyến đường kết nối giao thương giữa Bình Phước với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Từ đây, hàng hoá sẽ được vận chuyển đi khắp các tỉnh thành trong khu vực trên cả nước.Không chỉ đóng góp cho việc phát triển kinh tế, cao tốc Bình Dương - Đồng Phú còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống tại huyện nhà. Trong tương lai không xa khi Khu công nghiệp Đồng Phú với quy mô 6.300ha đi vào hoạt động, một lượng lớn chuyên gia, công nhân từ nhiều địa phương sẽ tới đây sinh sống và làm việc. Nhu cầu đi lại tương đối lớn tạo áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông. Tuyến đường Bình Dương - Đồng Phú sẽ giúp giảm bớt áp lực giao thông cho ba tỉnh thành là TP.HCM, Bình Dương và Bình Phước. 

Thị trường bất động sản tại Đồng Phú nói riêng và Bình Phước nói chung cũng sẽ được hưởng lợi từ dự án đường cao tốc Đồng Phú - Bình Phước. Các sản phẩm như đất nền, nhà ở đô thị được dự báo sẽ ngày càng nóng khi Đồng Phú trở thành “thỏi nam châm” thu hút lực lượng lao động cả trong và ngoài nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, bất động sản Đồng Phú có đầy đủ các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư. 

Công nghiệp phát triển sôi động, các cơ quan hành chính có sự thay đổi mạnh mẽ, hạ tầng giao thông chất lượng liên tục được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Sự xuất hiện của Becamex IDC với Khu công nghiệp Đồng Phú được xây dựng theo mô hình liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị cùng nhiều tuyến đường mới hứa hẹn sẽ đưa Đồng Phú trở thành Thuận An, Dĩ An thứ hai. Rót tiền vào thị trường bất động sản tại đây được xem là một bước đi mang đến nhiều giá trị cho các nhà đầu tư trong tương lai (theo 24h.com.vn). 

+ Cầu Mã Đà nối Bình Phước và Đồng Nai khi nào triển khai? Dự án cầu Mã Đà có chủ trương xây dựng từ hơn 13 năm trước (Năm 2007). Tuy nhiên, hiện tại tỉnh Bình Phước muốn triển khai còn tỉnh Đồng Nai lại không khiến dự án "đứng hình". Cầu Mã Đà là ranh giới phân định hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Vậy Cầu Mã Đà nối Bình Phước và Đồng Nai khi nào triển khai? 

Sở dĩ việc xây cầu nhiều năm nay không được thực hiện là do Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (giáp Vườn quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An) được hình thành. Đây là khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận, vì vậy phía cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai chưa đồng thuận làm cầu Mã Đà vì lo ngại ảnh hưởng tới khu bảo tồn. Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Phước, nếu có cầu Mã Đà, khoảng cách từ trung tâm của Bình Phước về sân bay Long Thành sẽ rút ngắn khoảng 60km, từ đó tạo thuận lợi về giao thông không chỉ cho tỉnh mà các tỉnh Tây Nguyên cũng thêm thuận lợi. 

Hiện tại, hiện tượng 'Sốt đất' khu vực đường ĐT.753 sau thông tin đề xuất xây cầu Mã Đà đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Kết luận: Liệu Bình Phước có trở nên tiềm năng hay chỉ là lời đồn ? Câu trả lời là có nhưng mà sẽ chậm hơn dự kiến, do các kế hoạch của triển khai các dự án quy hoạch bị chậm trễ do thẩm quyền pháp lý và chưa được phê duyệt rõ ràng. Bằng chứng là hiện tượng 'sốt' đất tại tỉnh Bình Phước chưa bao giờ nhộn nhịp như bây giờ cho các tác động mạnh từ yếu tố ngoại lai từ chính phủ và tiềm năng phát triển sau này. Các dự án đầu tư có pháp lý và sổ sách uy tín là sự lựa chọn an toàn và đúng đắn của các nhà đầu tư dài hạn tại tỉnh Bình Phước nói chung.