Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp Việt Nam: Tăng trưởng nhanh nhưng vẫn nhiều thách thức

Trong ngắn hạn, bất động sản bán lẻ còn khó khăn, nhưng với sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn, nhất là phân khúc cao cấp.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS): Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Các dự án trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ cao cấp đang liên tục được mở rộng, thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được Bộ Công Thương dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội.

Thị trường Bất động sản bán lẻ cao cấp Việt Nam: Tăng trưởng nhanh nhưng vẫn nhiều thách thức - Ảnh 1.

Trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake tạo ra nguồn cung lớn cho bất động sản bán lẻ Hà Nội. Ảnh: Thái Nguyễn

Trên thực tế, sự tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản bán lẻ cao cấp không chỉ đến từ tăng thu nhập bình quân cũng như thu nhập khả dụng của người dân, mà còn ở việc dịch chuyển thói quen mua sắm ngày càng cao cấp hóa cùng với sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu.

Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế, cùng với nhu cầu mua sắm và trải nghiệm dịch vụ cao cấp ngày càng tăng, đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bất động sản bán lẻ cao cấp.

Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong dài hạn, với giá thuê hằng năm tiếp tục tăng trưởng hai chữ số bất chấp những thách thức ngắn hạn.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp ở Việt Nam là tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng.

Phát triển kinh tế đã làm tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, tạo ra nhu cầu nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp, siêu thị hạng sang, và trung tâm thương mại có thương hiệu quốc tế.

Đặc biệt, tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp còn được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch.

Bất động sản bán lẻ vẫn còn thách thức trong ngắn hạn

Theo đó, mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, mặt bằng bán lẻ Việt Nam vẫn còn khiêm tốn cả về quy mô, chất lượng và trải nghiệm.

Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt là các trung tâm thương mại cao cấp, vẫn còn tương đối khiêm tốn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia,... Đòi hỏi Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào hạ tầng, mở rộng nguồn cung mặt bằng chất lượng cao.

Thị trường Bất động sản bán lẻ cao cấp Việt Nam: Tăng trưởng nhanh nhưng vẫn nhiều thách thức - Ảnh 2.

Người dân thay đổi thói quen mua sắm giúp bất động sản bán lẻ cao cấp phát triển. Ảnh: Gia Linh

Đồng thời nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng để thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế và cạnh tranh với các quốc gia lân cận.

Nguồn cung mặt bằng bán lẻ cao cấp tăng trưởng chậm trong khi nhu cầu của các nhãn hàng, thương hiệu quốc tế không ngừng tăng cao làm mức giá thuê mặt bằng tại các khu vực trung tâm ở TP.HCM và Hà Nội đang ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn cho các nhà bán lẻ cao cấp.

Sự bất ổn của thị trường tài chính quốc tế cũng khiến các nhà đầu tư quốc tế có thể trở nên thận trọng hơn trong việc mở rộng quy mô đầu tư vào phân khúc cao cấp.

Lạm phát tăng cao có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ cao cấp. Chi phí xây dựng và vận hành các trung tâm thương mại cao cấp cũng sẽ gia tăng, tạo áp lực cho các nhà phát triển bất động sản.

VARS nhận định

Đồng thời, sự bất ổn của thị trường tài chính quốc tế cũng khiến các nhà đầu tư quốc tế có thể trở nên thận trọng hơn trong việc mở rộng quy mô đầu tư vào phân khúc cao cấp.

Nguồn: Danviet.vn